Năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta chiếm 85,4% về lượng
+ Giá cà phê thế giới tăng do nguồn cung Robusta vụ vừa thu hoạch của Việt Nam được dự báo giảm, cùng với đó kỳ vọng các gói kích thích kinh tế mới của các nước sẽ thúc đẩy tiêu thụ cà phê.
Thị trường cà phê thế giới
Trong tuần qua, giá cà phê thế giới tăng do cách nhà đầu tư kỳ vọng vào gói kích cầu mới sẽ được ban hành khi tân Tổng thống Mỹ nhậm chức sẽ thúc đẩy tiêu thụ cà phê.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/01/2021, giá cà phê Robusta giao tháng 03/2021 trên sàn ICE tăng 0,6% so với tuần trước, đạt 1/310 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2021 trên sàn New York không biến động so với tuần trước, đạt 125,2 UScent/lb.
Giá cà phê Robusta tắng khi Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam (Vicofa) dự báo sản lượng vụ mùa vừa thu hoạch giảm 10-15% so với vụ trước do thời tiết không thuận lợi và việc đầu tư, chăm bón của nhà nông giảm sút vì giá quá thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ cả phê hòa tan của thế giới ngày càng tăng do phải giãn cách xã hội(Robusta là nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hòa tan).
Trong khi đó, giá cà phê Arabica không có thay đổi. Theo Hợp tác xã cà phê Cooxupe, xuất khẩu cà phê Arabica của Braxin trong năm 2021 dự kiến tăng thêm 20% so với năm 2020. Thời tiết từ các vùng trồng chính ở phía Đông Nam Braxin hiện có nhiều mưa rất thuận lợi cho vụ mùa mới phát triển.
Thị trường trong nước
Các chủng loại cà phê xuất khẩu năm 2020
Năm 2020, lượng xuất khẩu cà phê Robusta, cà phê Excelsa và cà phê chế biến giảm so với năm 2019, trong khi đó xuất khẩu cà phê Arabica tăng. Cụ thể:
Xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất đạt 1,337 triệu tấn, trị giá 2,011 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 6,4% về trị giá so với năm 2019, chiếm tới 85,4% tổng lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2020. Giá xuất khẩu và phê Robusta trung bình đạt 1.504 USD/tấn, giảm 0,9% so với năm 2019.
Xuất khẩu cà phê Excelsa đạt 3,04 nghìn tấn, trị giá 5,03 triệu USD, giảm 38,9% về lượng và giảm 37,4% về trị gía so với năm 2019. Giá xuất khẩu cà phê Excelsa trung bình đạt 1.653 USD/tấn, tăng 2,4% so với năm 2019.
Xuất khẩu cà phê chế biến đạt 580,8 triệu USD, giảm 0,4% so với năm 2019.
Trái lại, xuất khẩu cà phê Arabica tăng 5,0% về lượng và tăng 18,7% về trị giá so với năm 2019, đạt 62,3 nghìn tấn, trị giá 143,8 triệu USD. Giá xuất khẩu cà phê Arabica trung bình đạt 2.310 USD/tấn, tăng 13% so với năm 2019.
Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt kim ngạch cao trong năm 2020
Stt |
Doanh nghiệp |
Kim ngạch (nghìn USD) |
1 |
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX |
228.765 |
2 |
CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX MỸ PHƯỚC |
130.487 |
3 |
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU 2-9 ĐẮK LẮK |
120.092 |
4 |
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÍN NGHĨA |
103.353 |
5 |
CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM |
103.344 |
6 |
CÔNG TY NESTLE VN |
94.609 |
7 |
CÔNG TY TNHH VOLCAFE VIỆT NAM |
91.667 |
8 |
CÔNG TY TNHH URC VIỆT NAM |
90.749 |
9 |
CÔNG TY TNHH NEUMANN GRUPPE VN |
90.237 |
10 |
CÔNG TY TNHH THƯƠNG PHẨM ATLANTIC VIỆT NAM |
89.320 |
Xuất khẩu gạo năm 2021 có nhiều tín hiệu thuận lợi
+ Giá gạo châu Á duy trì ở mức cao.
+ Nhiều điểm tích cực trong xuất khẩu gạo năm 2020
Thị trường thế giới
Trong tuần qua, giá gạo từ nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Ấn Độ ổn định ở mức cao nhất trong 4 tháng, trong khi giá gạo Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng do đồng Baht mạnh.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,25 triệu tấn, trị giá 3,12 tỷ USD, giảm 1,9% về lượng nhưng tăng tới 11,2% về trị giá so với năm 2019. Mặc dù khối lượng giảm nhẹ so với năm 2019 nhưng Việt Nam đã vượt qua Thái Lan (ước tính xuất khẩu 5,8 triệu tấn) để vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo toàn cầu sau Ấn Độ. Trong năm 2020, nhờ giá gạo tăng cao nên gạo cũng là mặt hàng co tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong nhóm nông, thủy sản của Việt Nam và là một trong những điểm sáng của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020.
Trong năm 2020, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng gạo đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm 2019. Giá gạo của Việt Nam liên tục tăng cao trong cả năm 2020 do hoạt động tích trữ lương thực trước tác động của dịch Covid-19 và nguồn cung tại một số nước như: Thái Lan, Trung Quốc... bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Tính đến ngày 21/01/2020, giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 9 năm qua với 500-505 USD/tấn, tăng tới 145USD/tấn so với đầu tháng 1/2020.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đạt kim ngạch cao trong năm 2020
(ĐVT: nghìn USD)
STT |
Tên doanh nghiệp |
Kim Ngạch (Nghìn USD) |
1 |
TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC |
293.195 |
2 |
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX |
260.772 |
3 |
CÔNG TY TNHH TM & DV THÀNH TÍN |
150.194 |
4 |
TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM - CÔNG TY CỔ PHẦN |
150.032 |
5 |
CÔNG TY CỒ PHẦN QUỐC TẾ GIA |
141.916 |
6 |
CÔNG TY CỒ PHẦN TÂN ĐỒNG TIẾN |
130.713 |
7 |
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KIÊN GIANG |
112.403 |
8 |
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KIÊN GIANG |
106.644 |
9 |
CÔNG TY TNHH TÂN THẠNH AN |
102.502 |
10 |
CÔNG TY TNHH DƯƠNG VŨ |
102.310 |
Nguồn: Bản tin: Thông tin thương mại thuộc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại- Bộ Công Thương
Dự án
-
VIDEO CLIP